02838 17 0566 / Fax: 02837 62 8592 navicobio@gmail.com
Slide backgroundimages749153_4Amature-shrimp-21SLIDE1
Giáo sư Lightner (Đại học Arizona, Mỹ) đã xác định được tác nhân chính gây bệnh chết sớm (hoại tử gan tụy) là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ở dạng thể thực khuẩn gây ra độc tố cực mạnh.

Bộ Ba Khống Chế Bệnh EMS

EJ-Gallo-Healdsburgv2images749153_4Amature-shrimp-21slide3
Sản phẩm được chọn lọc và tinh chiết từ nguồn gốc thực vật là những thảo dược quý chuyên biệt trong thiên nhiên dùng khống chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong môi trường ao nuôi và đường ruột tôm.

Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Z300 Con Tom 1479

Lưu ý dùng hóa chất trong ao

(Thủy sản Việt Nam) – Người nuôi cần nắm vững cách sử dụng của một số hóa chất xử lý trong ao nuôi tôm để giúp ao sạch bệnh và tôm phát triển an toàn.

Đồng sunfat

Đồng sunfat (CuSO4.5H2O) được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước để kiểm soát tảo lam và tảo sợi thân lớn, trị bệnh và ký sinh trùng trong ao nuôi. Liều lượng khuyến cáo được sử dụng để kiểm soát tảo nằm trong khoảng an toàn là 1 mg/l CuSO4.5H2O hoặc khoảng 0,25 mg/l Cu nếu độ kiềm trong ao ở mức 100 mg/l. Hàm lượng đồng sunfat có thể sử dụng phụ thuộc vào loại tảo và các yếu tố trong nước tại thời điểm tiến hành. Có thể sử dụng để xử lý tảo bằng một số phương pháp sau: Hòa tan đồng sunfat vào nước rồi phun lên mặt nước ao; hoặc sử dụng lượng đồng sunfat khô cần thiết cho vào túi vải thô buộc vào đuôi thuyền, để thuyền chạy thì lượng đồng sẽ hòa tan vào nước. Diệt tảo bằng đồng sunfat hòa tan rồi té sẽ hiệu quả hơn.

Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, đối với đồng trong nước uống ở mức 1,3 mg/l sẽ giết chết nhiều loài sinh vật, đặc biệt là tôm và cá. Tỷ lệ sử dụng đồng sunfat tính bằng mg/l và không nên vượt quá 0,01 tổng nồng độ kiềm. Không nên sử dụng khi thời tiết âm u, trời mưa. Không được tháo nước trong ao đã xử lý đồng ra ngoài trước 72h.

lưu ý dùng hóa chất trong ao nuôi tôm

Dùng hóa chất cần bật máy sục khí – Ảnh: Huy Hùng

 

Chlorine

Chlorine là một hợp chất màu trắng dễ tan trong nước, có mùi hắc đặc trưng. Là chất ôxy hóa mạnh, có khả năng sát trùng, diệt khuẩn, diệt tảo và rong rêu trong nước. Các nguồn Chlorine thương mại phổ biến là hypochlorite canxi (Ca(OCl2)2) và hypochlorite natri (NaOCl). Để diệt vi khuẩn trong môi trường nuôi tôm nước mặn lợ do độ pH thường khá cao nên khử trùng với nồng độ 5 – 7 mg/l của Chlorine (20 – 30 mg/l của Ca(OCl) 70%).

Tuy nhiên, khi dùng Chlorine sát trùng nước, dư lượng của khí Clo có thể gây độc cho vật nuôi, đặc biệt là ấu trùng tôm. Đồng thời, người nuôi phải lưu ý đến những vấn đề sau: Chỉ nên dùng Chlorine để khử trùng nguồn nước cấp vào đầu vụ nuôi. Không nên xử lý Chlorine khi trong nước ao giàu muối dinh dưỡng và chất hữu cơ vào giữa và cuối vụ nuôi. Cần phải sử dụng các loại men vi sinh để khôi phục lại hệ men của đáy ao. Không bón vôi trước khi sử dụng Chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng. Trung hòa Chlorine dư trong ao bằng Natri thiosulfate với tỷ lệ 1:7 (mg/l). Nên chạy sục khí, máy quạt nước để loại bỏ tồn dư của Chlorine trong ao nuôi.

 

BKC

BKC (Benzalkonium Chloride) được sử dụng rộng rãi trong trại giống, ao nuôi nhằm khử trùng cho ấu trùng, bể, ao và các vật dụng khác. Trong ao nuôi tôm, BKC có tác dụng khống chế sự phát triển của tảo. Ngoài ra, ở liều lượng thấp cũng có khả năng kích thích tôm lột xác. Các sản phẩm thương mại của BKC thường có nồng độ 80%. Tùy theo mục đích mà BKC được sử dụng ở các liều lượng khác nhau: Phòng bệnh: 300 – 500 ml/m3 nước; Trị bệnh: 500 – 800 ml/m3nước; Cắt tảo: 500 – 1.000 ml/m3 nước. Lưu ý: Khi sử dụng cần hòa tan thuốc vào nước sạch, tạt đều khắp mặt ao rồi mở máy quạt nước. Sử dụng BKC tốt nhất vào buổi trưa khi trời nắng gắt.

Hoàng Yến- thuysanvietnam.com.vn